Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Cách bảo quản thực phẩm đúng cách trong ngày tết


Cách bảo quản thực phẩm đúng cách trong ngày tết

Vào mỗi dịp tết các gia đình thường mua khá nhiều thực phẩm và chiếc tủ lạnh là kho để lưu trữ các đồ ăn sống chín. Để giữ cho thực phẩm an toàn trong tủ lạnh và đảm bảo sức khỏe  bạn nên lưu  ý các vấn đề dưới đây:

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

  • Không nên để chồng chất quá nhiều thực phẩm lên nhau làm giảm độ lạnh của tủ.
  • Kiểm tra nhiệt độ : Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh bằng cách đặt nhiệt kế vào chính giữa tủ lạnh. Giữ nhiệt độ ở ngăn mát vào khoảng 60C – 80C. Giữ nhiệt độ ở ngăn đá < 00C.
  • Sắp xếp thực phẩm: Thực phẩm để ở tủ lạnh cần cho vào hộp sạch đậy nắp kín hoặc cho vào túi nilon bọc kín. Thực phẩm cần được bao gói riêng từng loại trước khi cho vào tủ lạnh, ví dụ: Cá, thịt heo, thịt gà, rau, quả.
  • Nên chuẩn bị trước thực đơn mỗi ngày để sắp xếp thực phẩm theo thứ tự và vừa đủ. Thực phẩm nào ăn trước lấy ra trước, tránh tình trạng ăn không hết phải giữ đông trở lại.
  • Chỉ nên lưu giữ thực phẩm trong tủ lạnh từ 2-5 ngày. Ví dụ: Thịt lợn, gà, vịt, thịt thỏ, chim bồ câu nên cất giữ trong tủ lạnh 5 ngày. Thịt bò, dê có thể để 10 ngày. Riêng các loại cá không nên lưu giữ quá 2 ngày. Nên để thực phẩm ráo nước rồi mới cho vào tủ lạnh.
  • Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày.
  • Độ dày của miếng thịt không quá 10cm để nhiệt độ đi sâu được vào trung tâm.
  • Cá phải được làm sạch, bỏ ruột, mang trước khi cho vào tủ.
  • Thực phẩm để trong tủ lạnh cần cho vào hộp kín. Những thói quen như mua thịt, trứng ở chợ về quẳng luôn vào tủ lạnh mà không hề sơ chế rất dễ gây nhiễm khuẩn chéo vì trong tủ lạnh vẫn là vòng tuần hoàn. Nguy cơ ngộ độc có thể xuất phát từ tủ nếu không biết cách bảo quản. Vì vậy, thực phẩm dù sống hay chín cần được rửa sạch cho vào túi hay hộp kín trước khi để vào tủ lạnh.
  • Xả đông thực phẩm từ từ, tốt nhất trước khi chế biến 4 tiếng nên lấy ra và cho vào ngăn mát. Sau khi rã đông thực phẩm, nên chế biến ngay và không nên tái đông để đảm bảo chất dinh dưỡng không bị phá hủy, đồng thời hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
  • Thức ăn thừa chỉ nên để trong vòng 3-4 giờ và đun nóng lại trước khi ăn.
  • Không để chung thực phẩm sống và chín. Nếu tủ lạnh không có ngăn riêng biệt thì thực phẩm sống để ngăn dưới, thức ăn chín để ngăn trên.
bao-quan-thuc-pham-dung-cach-ngay-tet

Vệ sinh tủ lạnh

  • Dùng khăn mềm lau bên trong tủ lạnh mỗi ngày.
  • Bạn nên tổng vệ sinh tủ lạnh ít nhất mỗi tuần một lần.
  • Nếu lỡ để đồ ăn, nước từ thực phẩm rớt ra tủ lạnh thì cần lau sạch ngay. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra đồ trong tủ lạnh, sử dụng những đồ dễ hỏng trước, loại bỏ các thực phẩm không thể dùng được nữa.

Chọn lựa hộp đựng thực phẩm an toàn

  • Hộp thủy tinh. Ưu điểm là giúp bạn dễ nhìn thấy thức ăn từ bên ngoài, dễ rửa sạch, hạn chế sử dụng chất tẩy rửa, có thể cho vào lò vi sóng và chất liệu thì lại thân thiện với môi trường. Thủy tinh cũng là chất liệu có khả năng giữ cho những thực phẩm khô tươi lâu trong khoảng thời gian dài. Không khí không thể lọt qua lớp thủy tinh giống như những chiếc hộp làm bằng nhựa nên bạn sẽ không cần dùng đến gói hút ẩm để chống ẩm mốc cho thực phẩm. Thủy tinh cũng rất bền nên có thể sử dụng nhiều lần.
  • Hộp nhựa an toàn. Để lựa chọn hộp nhựa an toàn không chứa chất BPA, nguy hại cho sức khỏe, bạn nên chọn những sản phẩm có ghi “BPA-free” hay “0% BPA.

Những thực phẩm không nên cất trong tủ lạnh

  • Các loại rau nhiều nước. Nước trong các loại rau lá thường bốc hơi nhanh bởi vậy nên ăn ngay sau khi mua.
  • Các loại củ quả như khoai tây, cà rốt, bí ngô, bí đao, hành tây…
  • Các loại thực phẩm muối, khô. Bánh quy, kẹo, mật ong, dưa muối, các thực phẩm khô… không cần phải bảo quản bằng tủ lạnh.
  • Sô cô la để trong tủ lạnh, bên ngoài dễ biến chất, xuất hiện lớp phấn trắng, không còn hương vị ban đầu. Vì vậy, nếu cho vào tủ lạnh phải bọc kín trong túi nilon.

Bảo quản thức ăn thừa

  • Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn.
  • Đối với thực phẩm chín nếu ăn không hết có thể đóng gói cho vào hộp bảo quản trong tủ lạnh 4 ngày nhưng lưu ý để xa thực phẩm sống và trước khi ăn cần nấu lại. Khi để thức ăn trong ngăn đá cần phải gói kín, không để thực phẩm tiếp xúc với không khí.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Vệ sinh tủ lạnh sạch hoàn hảo chỉ trong 20 phút


Tủ lạnh là một thiết bị vô cùng quan trọng và không thể thiếu của các gia đình. Nó hoạt động suốt ngày đêm, không bao giờ ngơi nghỉ để bảo vệ đồ ăn không bị hỏng và giữ thực phẩm tươi ngon. Vì thế, chúng ta cũng nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để chúng luôn sạch sẽ và trông như mới.
ve-sinh-tu-lanh-sach-hoan-hao-trong-20-phut
Vệ sinh tủ lạnh không còn khó khăn nếu bếp cách sắp xếp thời gian hợp lý.
Việc vệ sinh tủ lạnh khiến các chị em đặc biệt e ngại vì có quá nhiểu công đoạn phải thực hiện, tưởng chừng như sẽ chiếm hết cả một ngày. Đừng quá lo lắng, chỉ cần bạn thực hiện các bước vệ sinh một cách khoa học thì chỉ 20 phút sau, chiếc tủ lạnh của bạn sẽ lại sạch như mới.
Các bước làm và cách căn chỉnh thời gian vệ sinh tủ lạnh cụ thể như sau:
- 2 phút đầu: Tháo phích cắm tủ lạnh. Sử dụng chổi quét nhà hoặc cây phất trần luồn xuống phía đáy tủ lạnh quét sạch bụi. Có thể dùng cây lau nhà lau sạch lần nữa nếu muốn.
Nên nhớ rút phích cắm tủ lạnh trước khi tiến hành làm vệ sinh để đảm bảo an toàn.
- Từ phút thứ 3 – 7: Lấy hết đồ ăn, đồ uống cất trong tủ ra ngoài. Lúc này, bạn sẽ dễ dàng phân loại đồ ăn và đồ uống không dùng được nữa và vứt vào sọt rác.
- Từ phút thứ 8 – 10: Tháo rời các ngăn tủ và đặt chúng vào chậu rửa bát. Hòa nước rửa bát với một chút nước ấm sẽ giúp tẩy rửa các vết bám dễ dàng hơn. Khi rửa xong, úp chúng xuống cho ráo nước.
Hòa loãng nước rửa bát vào nước ấm giúp rửa ngăn tủ dễ dàng.
- Từ phút thứ 11 – 15: Chuyển sang lau bên trong tủ lạnh.
Đối với khu vực bên trong tủ lạnh, ngoài nước tẩy rửa chuyên dụng, lau chùi bằng nước rửa bát pha loãng với nước ấm là một làm cách hiệu quả. Nhưng một số người sẽ không yên tâm vì cho rằng thực phẩm cất trong tủ sẽ hấp thụ lại.
Hỗn hợp baking soda hòa với nước ấm là giải pháp làm sạch sâu và nhanh chóng.
Trong trường hợp này, giải pháp tốt nhất là hòa lẫn bột baking soda với nước ấm. Dùng miếng bọt biển hoặc giẻ sạch bôi hỗn hợp lên khắp bề mặt bên trong tủ và cả các viền cao su quanh cánh cửa. Với những khe nhỏ hoặc đường viền, bạn nên dùng một chiếc bàn chải nhỏ để chà sạch vết bẩn được nhanh chóng. Sau khi hoàn tất, dùng khăn ẩm lau sạch mọi thứ với nước.
- Từ phút 16 – 17: Lắp lại các ngăn tủ vào đúng vị trí, sắp xếp đồ ăn và đồ uống vào tủ lạnh rồi mới cắm điện.
- 3 phút cuối: Tiến hành lau bề mặt bên ngoài tủ lạnh
Đối với tủ tráng men: Nên mua chất tẩy rửa chuyên dụng, xịt lên các mặt ngoài của tủ và lau sạch bằng khăn giấy.
Đối với tủ thép không gỉ: Làm ẩm một chiếc khăn sạch với giấm ăn rồi lau lên vết bẩn.
Theo Eva

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Món thịt đông ngon cho cả nhà ngày đông rét

Thời tiết miền Bắc đã trở rét  có một món ăn rất hợp với không khí lạnh đầu mùa đó là món thịt đông. Cùng vào bếp để chuẩn bị món ăn ngon cho cả nhà nhé.
Nguyên liệu:
Thịt chân giò: 1kg; Mộc nhĩ: 30gr; Nấm hương: 20gr; Hành khô: 1 củ nhỏ; Hạt tiêu.
mon-thit-dong-ngon-cho-ngay-lanh
Cách làm:
Chọn miếng thịt chân giò thật tươi, bì được làm trắng sạch. Thành phần bì là rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến độ đông của món ăn.
  • Thịt được thái thành các miếng cỡ vừa ăn, ướp với gia vị cho ngấm.
  • Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, cắt bỏ chân. Mộc nhĩ đem thái sợi, nấm hương nếu cánh nấm to thì thái làm đôi.
  • Hành khô bóc vỏ, phi hành lên cho thơm rồi cho thịt vào xào cho ngấm mắm, muối. Sau đó cho nước xâm xấp mặt thịt, ninh nhỏ lửa cho thịt nhừ. Trong quá trình ninh chú ý vớt bỏ bọt và váng bẩn để nước thịt được trong.
  • Khi thịt đã nhừ và nước cạn còn khoảng 1/2 thì cho mộc nhĩ nấm hương vào đun chín, bắc xuống rắc hạt tiêu cho thơm.
  • Múc thịt ra bát đợi thịt đông lại. Nếu muốn thịt đông nhanh hơn thì bạn có thể cho vào ngăn mát của tủ lạnh
Vào thời tiết lạnh,  nhất là những ngày Tết ngoài Bắc hầu như nhà nào cũng chuẩn bị một nồi thịt đông thật ngon để ăn cùng với dưa hành, bánh chưng. Chúc các bạn chế biến được món thịt đông ngon, hấp dẫn cả nhà.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Tự sửa tủ lạnh với lỗi thường gặp

Để tiết kiệm chi phí cho bạn trước khi gọi thợ sửa tủ lạnh bạn có thể tự mình sửa chữa một số lỗi thường gặp của tủ lạnh tại nhà.

Đèn không sáng

Nếu bạn không nhìn thấy đèn sáng và không nghe thấy âm thanh khi bạn mở tủ lạnh, hãy kiểm tra các dây cắm điện của tủ xem có bị lỏng hay không. Nếu tủ lạnh vẫn không chạy sau khi đã cắm lại ổ điện, bạn hãy đi đến bảng điều khiển điện trong nhà kiểm tra xem cầu dao điện có bị lỏng hay không hoặc cầu chì bị cháy. Nếu đúng như vậy bạn hãy mở lại cầu dao điện hoặc thay cầu chì bị cháy. Ngoài ra cũng cần kiểm tra các dây điện để đảm bảo nguồn điện vào tủ lạnh ổn định.

Đèn sáng nhưng tủ lạnh không chạy

Công việc sửa chữa sẽ trở nên phức tạp hơn nếu đèn trong tủ vẫn sáng nhưng tủ lạnh không chạy.
Điều đầu tiên bạn cần làm khi gặp hiện tượng này là làm sạch những cuộn dây dàn ngưng ở phía sau hoặc dưới tủ lạnh. Nếu vẫn không thấy tủ lạnh hoạt động thì lúc này bạn cần phải gọi thợ bởi vì vấn đề có thể là do hỏng hóc ở rơ-le máy nén, bộ đếm thời gian rã đông, máy nén hoặc bộ điều chỉnh nhiệt độ. Tất cả những lỗi đó phải để lại cho thợ xử lý.

Miếng đệm (Jon) cửa không chặt

Cửa tủ lạnh phải được đóng kín để giữ nhiệt độ thích hợp nhằm chống hư hại thực phẩm bên trong. Ở xung quanh cánh cửa có một đường viền cao su giúp cửa đóng chặt ngăn không cho nhiệt độ trong tủ thoát ra, ta gọi đường viền đó là miếng đệm bít. Nếu miếng đệm bít này không chặt thì bạn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm (do bị hư hỏng).
Cho nên, bạn hãy tạo một thói quen thường xuyên kiểm tra lực hút của miếng đệm bít này với tủ lạnh. Cách tốt để kiểm tra là kẹp một tờ tiền giữa cánh cửa và tủ lạnh và đóng cửa lại. Giờ thì cố gắng kéo tờ tiền đó ra. Nếu cảm thấy nó lỏng lẻo dễ ra, thì đó là dấu hiệu miếng đệm bít bị hỏng. Chúng ta nên thay miếng đệm bít mới nếu gặp trường hợp này.

Tủ lạnh chạy liên tục

Một chiếc tủ lạnh chạy liên tục không nghỉ có thể là do lớp tuyết đang hình thành, vì vậy bạn sẽ cần phải xả tuyết bằng cách bỏ hết thức ăn, thực phẩm trong tủ ra và mở cánh tủ. Đây cũng là lúc bạn nên làm vệ sinh tủ lạnh.
Ngoài ra, miếng đệm không chặt ở cửa tủ như ta nói ở trên cũng có thể gây ra tình trạng tủ lạnh chạy liên tục, vì vậy bạn cần thay thế một miếng đệm bít khác. Nếu các hướng dẫn trên vẫn không làm cho tủ lạnh hoạt động bình thường trở lại thì bạn hãy làm sạch các cuộn dây dàn ngưng trước khi gọi thợ đến nhà.
tu-sua-tu-lanh

Tủ lạnh kêu to

Tủ lạnh thường tạo ra tiếng ồn khi hoạt động và đó là âm thanh mà hầu hết mọi người thường nghe.
Vì vậy khi tủ lạnh bắt đầu tạo ra tiếng quá ồn hay những âm thanh không quen thuộc thì lúc đó bạn biết là tủ lạnh của bạn có gì đó trục trặc.
Trước khi mở cửa tủ và cố gắng xác định vị trí tiếng ồn, hãy lắc nhẹ tủ lạnh. Máy đặt không cân bằng sẽ gây ra tiếng ồn do đó, bạn cần phải điều chỉnh lại chân tủ. Tiếng ồn kêu lách cách hầu hết là do chảo đựng nước thải ở bên dưới tủ lạnh bị chệch, việc bạn cần làm là chỉ cần đưa chảo về đúng vị trí.
Nếu tiếng ồn vẫn tiếp tục lớn hơn, nguyên nhân có thể liên quan đến quạt dàn ngưng hoặc quạt bay hơi hư hại. Đây là lúc bạn cần gọi cho thợ sửa chữa tủ lạnh tại nhà.
Hy vọng bài viết này được tổng hợp ở trên sẽ giúp ích cho các bạn.
http://suatulanhhn.com

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Mẹo tiết kiệm điện cho tủ lạnh nhà bạn

Tủ  lạnh là vật dụng dùng thường xuyên và tốn khá nhiều điện. Để giảm chi phí sinh hoạt trong gia đình bạn nên tham khảo các mẹo sau để tiết kiệm điện cho tủ lạnh
1. Điều chỉnh nhiệt độ tốt nhất ở 7-8 độ C sẽ tốn ít điện hơn. Với tủ lạnh mới mua về, có thể chuẩn bị một nhiệt kế, đặt vào một ngăn trong khoang giữ lạnh. Sau khi đã đặt đồ ăn vào rồi mới bắt đầu điều chỉnh độ lạnh, nên điều chỉnh 2-3 lần để tiến dần tới nhiệt độ tốt nhất (thường là 7-8oC). Đây là nhiệt độ thích hợp nhất. Nếu cứ giữ mãi ở khoảng trên dưới 5oC, so sánh với để ở 8oC thì vào mùa nóng điện phải hao hơn 1kW. Nếu là tủ lạnh có 2 cửa nhiệt độ buồng đông lạnh ở mức -180C là đủ để nước đóng băng. Nếu dùng -18oC thay cho –22oC thì mỗi tháng bạn tiết kiệm được trên dưới 25% điện.
2. Khi thực phẩm cần giữ chỉ chiếm một diện tích nhỏ buồng giữ lạnh, bạn có thể đem những miếng nhựa xốp chứa đầy vào buồng giữ lạnh, từ 1-2 ngăn. Tính dẫn nhiệt của nhựa xốp rất kém, hầu như không hút khí lạnh bên trong tủ. Làm theo cách trên, dung tích ban đầu của tủ lạnh bị thu nhỏ lại, làm cho thời gian làm việc của bộ phận chế lạnh được trút ngắn, tất nhiên là điện sẽ được tiết kiệm.
3. Mỗi khi mở cửa tủ để lấy thực phẩm ra dùng, không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng ở bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ bên trong tủ cao lên, làm tăng thời gian hoạt động của bộ phận nén, do đó làm hao điện và làm các chi tiết bị mài mòn hơn.
4. Bạn có thể dùng một mảnh ny lon trong, to hơn cửa của khoang giữ lạnh một chút làm rèm che để ngăn cản sự đối lưu giữa hai luồng không khí trong và ngoài. Làm thế vừa tiết kiệm vừa là bảo vệ máy.
meo-tiet-kiem-dien-cho-tu-lanh
5. Khi đồ ăn được mua về với số lượng lớn, bạn hãy chọn một ít cho vào buồng lạnh. Khi lấy thực phẩm ở buồng giữ lạnh ra dùng, bạn hãy mang đồ ăn đã kết đông từ buồng đông lạnh chuyển xuống buồng giữ lạnh. Nếu đồ ăn này vẫn chưa dùng đến lại cho trở lại buồng đông lạnh. Cứ làm như thế nhiều lần, buồng giữ lạnh không cần nhờ vào sự hoạt động của thiết bị chế lạnh cũng giảm được nhiệt độ.
6. Tủ lạnh cần phải để vào chỗ thông gió, thoáng mát. Bởi vì, nhiệt độ không gian càng cao, nhiệt lượng truyền vào tủ càng nhiều, càng tản nhiệt chậm, điện càng hao nhiều hơn. Cố gắng hạn chế số lần mở cửa tủ lạnh. Mở càng nhiều, lượng điện tổn hao sẽ càng nhiều hơn. Muốn không khí lưu thông xung quanh tủ lạnh và để chống ẩm, bạn có thể kê tủ cách mặt đất hơn 5cm.
7. Không được chất quá đầy vào tủ. Giữa các đồ ăn cần phải chừa ra một khoảng cách để khí lạnh có thể đối lưu, lượng điện tổn hao sẽ giảm xuống.
8. Nước nóng, rau nóng, cơm nóng phải để nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh. Nếu cho vào khi còn nóng sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên quá nhanh, làm điện hao nhiều hơn.
9. Nên dùng đồ đựng bằng kim loại thay cho đồ nhựa. Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều những hộp đựng bằng nhựa chuyên dụng cho tủ lạnh. Loại hộp này có ưu điềm là nhẹ sạch sẽ và giá lại rẻ do tính năng dẫn lạnh của nó rất kém nên thời gian làm lạnh sẽ dài ra. Nếu dùng đồ đựng bằng nhôm hay thép không rỉ thì thời gian làm lạnh sẽ được rút ngắn, điện được tiết kiệm hơn.
10. Khi mua, chọn tủ có màu sáng vì màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn. Ngoài ra, trên thị trường bây giờ cung cấp nhiều loại tủ có khả năng tiết kiệm điện rất tốt. Để “nhận diện” tủ lạnh tiết kiệm điện, người mua phải dựa vào công nghệ nhà sản xuất áp dụng hoặc các tính năng hoạt động tiện ích hơn của chúng. Các thông tin này được cung cấp đầy đủ ngay trên bề mặt sản phẩm hoặc tờ hướng dẫn của nhà sản xuất.
11. Thường xuyên vệ sinh máy, các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc… làm trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, làm máy chậm lạnh. Với lưới lọc bụi, vệ sinh khoảng một tháng/lần. Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông. Khoang chứa nước do quá trình làm lạnh tạo ra (thường nằm phía đáy, mặt sau của tủ lạnh) cũng cần thường xuyên được đổ đi. Nước này thường có cặn bẩn, thậm chí có cả xác côn trùng trong nhà rơi vào. Nếu để nước quá đầy có thể gây tràn, chập mạch hoặc gây rò điện mà chủ nhân không biết, vì thế hao điện hơn.
12. Hàng năm, nên tiến hành kiểm tra lượng gas làm lạnh của máy, nếu thiếu gas (khiến cho hiệu quả làm lạnh giảm, máy vẫn phải làm việc liên tục) phải bổ sung kịp thời.
13. Cuối cùng, câu hỏi đặt ra là có nên tắt, bật tủ lạnh liên tục không? Nếu sử dụng lâu (thường là trên 3 ngày), không nên ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện. Bạn nên cắm điện cho tủ lạnh suốt ngày vì mỗi lần khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn. Trong trường hợp lâu ngày không dùng đến tủ thì ngắt nguồn điện nhưng cần dọn sạch các đồ có trong tủ, vệ sinh tủ và để tủ khô rồi dùng vật phủ che bụi phủ lên.
Nguồn: http://suatulanhhn.com

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Dấu hiệu tủ lạnh nhà bạn cần nạp ga

Dấu hiệu tủ lạnh hết ga bạn nên lưu ý.
Tủ lạnh nhà bạn đang hoạt động thì tự dừng lại và một lúc sau chạy lại, mỗi lần chạy lại giật và kêu to. Ngoài ra, khi tủ chạy có tiếng như nước chảy.
Các hiện tượng trên là cơ chế hoạt động hoàn toàn bình thường của tủ lạnh. Khi tủ đã đủ độ lạnh cần thiết sẽ tự động ngắt để tiết kiệm điện. Sau đó, tủ kém lạnh sẽ hoạt động trở lại.
dau-hieu-nhan-biet-tu-lanh-het-ga
Mỗi lần tủ kêu hoặc giật to là do rơle khởi động lại nên máy bị rung nhẹ.
Thời gian này kéo dài hay không tùy thuộc vào độ giữ lạnh của tủ như cánh tủ kín, ít mở ra vào… Mỗi lần tủ kêu hoặc giật to là do rơle khởi động lại nên máy bị rung nhẹ.
Ngoài ra, tủ lạnh có tiếng nước chảy khi khởi động lại là do âm thanh của khí gas lưu chuyển bên trong ống gas. Vì thế, tất cả các yếu tố trên đều là do máy hoạt động bình thường chứ không phải do tủ lạnh bị hư hỏng.
Nếu máy nhà bạn bị hỏng thì máy sẽ chạy suốt mà không nghỉ hoặc không chạy. Bạn có thể nhận biết tủ bị thiếu gas qua các dấu hiệu như thời gian làm lạnh lâu, nhiệt độ dàn nóng thấp, độ rung của máy tăng lên và dòng điện giảm.
Nguồn: http://suatulanhhn.com

Hướng dẫn chọn mua tủ lạnh ưng ý

Để chọn mua được tủ lạnh vừa đủ dùng, hợp túi tiền, tiết kiệm điện, độ bền cao,… không hề đơn giản. Hãy tham khảo cách chọn mua tủ lạnh dưới đây để chọn được sản phẩm như ý.

1. Chọn kiểu tủ lạnh

Trên thị trường có 2 loại: Tủ lạnh nén cơ điện và tủ lạnh hấp thu; thông thường dùng loại nén cơ điện tốt hơn vì tiêu thụ điện năng ít, nhiệt độ làm lạnh cao, tính năng làm lạnh tốt, tuổi thọ dài. Tủ lạnh hấp thu có thể dùng thanh điện nhiệt, làm lạnh bằng cách cấp nhiệt thể dùng hơi than và ga thiên nhiên để làm lạnh. Tu lanh này sử dụng ở những nơi không có điện hoặc thiếu điện và hơi đốt lại dồi dào giá rẻ.

2. Chọn dung tích

Căn cứ vào mức sống hiện nay trong các gia đình, thông thường mỗi người cần khoảng 20 đến 25 lít dung tích, cộng thêm 25 lít phụ trợ. Thí dụ, một gia đình có 4 nhân khẩu thì mua tủ lạnh có dung tích 4 x 25 + 25 = 100 + 25 = 125 lít, tức là mua tủ lạnh có dung tích khoảng từ 125 lít đến 150 lít là vừa. Ngoài ra, còn phải suy tính đến khí hậu từng vùng, ở miền Nam nên mua tủ lạnh to hơn một chút, ở miền Bắc xứ lạnh mua loại tủ lạnh nhỏ hơn.

3. Kiểm tra bề ngoài

Bề mặt tủ bằng phẳng bóng nhẵn, lớp sơn đều đặn và chắc bền. Lớp vỏ bên trong tủ thường dùng các vật liệu nhựa, Pôliêtilen cũng phải bóng nhẵn chắc chắn không có vết nứt. Các giá đỡ phải hoàn hảo không biến dạng.

4. Độ kín trong tủ

Nếu tủ lạnh không kín sẽ gây hậu quả không tốt, không khí lạnh thoát ra ngoài, làm cho tủ lạnh mất nhiệt, hiệu quả làm lạnh thấp. Khi gặp khí ẩm của mùa ẩm ướt sẽ đông lại thành các hạt sương làm mọt gỉ tủ lạnh. Phương pháp kiểm tra độ kín của tủ lạnh có thể quan sát bằng mắt, nếu mắt thường cũng phát hiện ra thì chỗ hở tới mức nghiêm trọng. Nếu mắt thường không thấy, lấy một tờ giấy tương đối dai để ở các góc khác nhau song đóng cửa tủ lại và kéo giấy ra xem giấy có bị kẹp chặt không. Nếu kẹp càng chặt tức là cửa đóng càng kín. Ngoài việc kiểm tra độ kín, còn kiểm tra trục quay của cánh cửa có trơn chu linh hoạt hay không, khi mở cửa lực kéo từ 1 đến 7kg là vừa phải.

5. Chọn mức độ làm lạnh

Tủ lạnh thuộc thứ hạng cao hay thấp, thường lấy tiêu chuẩn làm lạnh của ngăn đông lạnh đạt đến mức độ nào, được đánh giá và ký hiệu bởi hình *, số lượng càng nhiều thì mức độ lạnh càng cao.
Tiêu chuẩn của Bộ công nghiệp nhẹ Trung Quốc quy định: Nếu kí hiệu 1 sao * biểu thị nhiệt độ không cao hơn -60C, bảo quản thực phẩm đông lạnh khoảng 1 tuần lễ. Nếu kí hiệu là 2 sao ** thì nhiệt độ đông lạnh không cao hơn -150C, thực phẩm đông lạnh bảo quản trong 1 tháng. Nếu kí hiệu 3 sao *** biểu thị đông lạnh ở nhiệt độ không cao hơn -180C, thời gian bảo quản thực phẩm là 3 tháng.
Thông thường, tủ lạnh gia đình dùng loại tủ 2 sao đến 3 sao là vừa phải. Thực tiễn cho thấy, không phải tủ càng lạnh thì bảo quản thực phẩm càng tốt mà cần đặt ở độ lạnh thích hợp, hơn nữa cấp sao càng nhiều thì giá tủ lạnh càng đắt và lượng tiêu thụ điện càng lớn.

6. Chọn hệ thống xả tuyết

Trong tủ lạnh thường có hơi nước tồn động trong không khí và toả ra từ thực phẩm để trong tủ. Hơi nước đó gặp lạnh đọng thành lớp sương tuyết trong tủ lạnh, đó là hiện tượng bình thường. Tủ càng lạnh thì độ ẩm càng cao, lớp tuyết đọng càng dày.
Lớp tuyết dày dẫn nhiệt kém, khiến cho hệ thống làm lạnh không thể hút nhiệt của thực phẩm và không khí trong tủ lạnh, do đó hiệu suất làm lạnh của tủ sẽ kém đi, tiêu thụ điện sẽ tăng lên. Do đó khi lớp tuyết dày từ 4-6mm là phải xả tuyết. Có thể sử dụng các cách xả tuyết sau: Xả tuyết thủ công; Xả tuyết bán thủ công; Tự động xả tuyết

7. Kiểm tra tính năng bộ nén và bộ làm lạnh

Đầu tiên, để cho tủ lạnh đứng thật thăng bằng. Cắm điện cho tủ hoạt động, nếu tủ lạnh chạy êm tạp âm thấp hơn 45 đề xi ben, khi tủ lạnh đang hoạt động người đứng cạnh tủ 1m không nghe thấy tiếng động. Đồng thời dùng tay sờ lên phía nóc tủ chỉ thấy có độ rung nhè nhẹ. Còn nếu ta dùng mắt mà thấy tu lanh rung tức là chất lượng tủ lạnh quá kém.
Kiểm tra tính năng làm lạnh: Trong phòng nhiệt độ 300C, cho tủ lạnh trong trạng thái không chứa đồ, đóng cửa tủ, cho tủ hoạt động 30 phút rồi mở cửa tủ, dùng tay sờ vào bề mặt bộ bốc hơi có cảm giác tay bị đông lạnh, dính và ở trên, bộ đông lạnh phải có một lớp tuyết mỏng.

8. Tiêu thụ điện

Tủ lạnh là đồ dùng tiêu tốn tương đối nhiều điện trong gia đình, do đó vấn đề tiêu thụ điện của nó cần được quan tâm khi mua và khi dùng tủ lạnh cần chú ý mấy điểm sau: Kiểu tủ lạnh nén bằng điện cơ tốn ít điện nhất; Làm lạnh trực tiếp (có đọng tuyết) tốt ít điện hơn nhiều so với làm lạnh gián tiếp (không đọng tuyết); Cùng một kiểu, cùng quy cách thì loại tủ lạnh có bộ nén công suất nhỏ sẽ tốn ít điện hơn; Cửa tủ càng kín càng ít tốn điện.